Liên quan tới sự việc 6 trường hợp có phản ứng khi chạy thận tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, có 2 trường hợp được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai điều trị, sáng ngày 2/8 Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin về sức khỏe hiện tại của 2 các bệnh nhân.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An xảy ra sự cố, Bệnh Mai đã có mặt tại Nghệ An trong trưa ngày 31/7.

2 bệnh nhân nặng đã được đưa tới Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc nặng, toan chuyển hoá, suy đa tạng.

Khai thác lịch sử chạy thận được biết, vào hồi 14h30 ngày 30/7, 6 bệnh nhân đang chạy thận thì có các triệu chứng: sốt cao, rét run và tụt huyết áp. Các bệnh nhân đã được các bác sĩ đã được điều trị theo hướng sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

Sự cố chạy thận tại Nghệ An: Bác sĩ BV Bạch Mai công bố nguyên nhân - Ảnh 1.

Bác sĩ Bạch Mai thông tin về 2 bệnh nhân chạy thận.

Sau 2 ngày điều trị, hai bệnh nhân đang diễn biến theo chiều hướng tốt, bệnh nhân đã thoát sốc. Kết quả cấy máu 01 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Bukholderia cepacia. Bệnh nhân dương tính với vi khuẩn hiện vẫn nặng rối loạn đông máu, sốc nhiễm khuẩn, bác sĩ Cơ nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, kỹ thuật thận nhân tạo là kỹ thuật thâm nhập và có nhiều biến chứng khác nhau. Triệu chứng sốt cao, rét run là một trong những biến chứng điển hình của chạy thận nhân tạo.

6 bệnh nhân xảy ra sự cố, 3 bệnh nhân tình trạng nhẹ và sau đó đã xin về, 3 bệnh nhân tình trạng khá phức tạp. Trong đó, có 2 bệnh nhân nặng đã xin ra Bạch Mai, riêng bệnh nhân thứ 3 ở lại Nghệ An hiện nay điều trị tình trạng đã tốt. Còn lại, hơn 100 bệnh nhân khác được chuyển sang các bệnh viện lân cận, để chạy thận đúng ca.

Chúng tôi chẩn đoán 2 bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh viện Bạch Mai đã tìm được ra loại vi khuẩn gây ra sự cố cho 2/6 bệnh nhân nói trên”, bác sĩ Dũng thông tin.

Bác sĩ Dũng cho biết, kỹ thuật thận nhân tạo có rất nhiều khâu, nguồn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở tất cả các khâu. Nếu nước có vấn đề thì sẽ tùy theo tình trạng bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Vì vậy, việc tìm ra nguồn nhiễm ở khâu nào thì cần phải có thời gian xem xét thật sự kỹ lưỡng. Sau khi, rà soát quy trình, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã làm đúng quy trình.

Tóm tắt diễn biến vụ việc:

Chiều ngày 30/7, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đang điều trị chạy thận cho 21 bệnh nhân tại khoa nội thận, đã phát hiện một số bệnh nhân có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, tăng huyết áp, sốt…


  • Đã có tổ chức nghề nghiệp gửi kiến nghị Giám đốc thẩm vụ án chạy thận Hoà Bình vì “có nhiều sai phạm”

Các bệnh nhân ngay lập tức đã được bác sĩ điều trị dừng chạy thận và chuyển ngay xuống khoa hồi sức tích cực chống độc để kiểm tra và tiếp tục điều trị. Sau khi, sự việc xảy ra Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đã báo cáo lên Sở Y tế và dừng toàn bộ hệ thống, do nghi ngờ hệ thống máy chạy thận gặp sự cố.

Trong đó, có 6 trường hợp có phản ứng khi chạy thận xảy ra ở 3/21 máy chạy thận. Đến nay 3 bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và ra về, 1 bệnh nhân bị choáng vẫn đang điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện; 2 bệnh nhân còn lại vẫn có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn và sốt nhẹ.

2 bệnh nhân nặng gia đình đã có nguyện vọng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nên ngay trong đêm 30/7, bệnh viện đã bố trí xe và bác sĩ đưa ra Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi điều trị.

Đước biết, máy xảy ra sự cố là các máy số 19, 20 và 23. Các máy này mới được bảo trì hệ thống lọc nước định kỳ 6 tháng/lần vào ngày 23/6.

Theo Trithuctre