Bà Bening Widayati, 40 tuổi, bán quần áo trực tiếp trên mạng xã hội bên trong gian hàng tại Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, Indonesia đã cấm các giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng truyền thông xã hội, Bộ trưởng Thương mại cho biết hôm 27/9.
Chính phủ cho biết động thái này nhằm mục đích bảo vệ thị trường và các tiểu thương buôn bán tại chỗ ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời bổ sung rằng việc định giá cắt cổ trên các nền tảng truyền thông xã hội đang đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan cho biết rằng quy định này có hiệu lực ngay lập tức nhằm đảm bảo cạnh tranh kinh doanh “công bằng và chính đáng”.
Thứ trưởng Thương mại Jerry Sambuaga hồi đầu tháng này cho biết, “phương tiện truyền thông xã hội và thương mại không thể kết hợp được”, ông sẽ ra sức cấm cản hai môi trường này hoà nhập với nhau. Ông chỉ đích danh tính năng “livestream” của TikTok là một ví dụ tiêu biểu về việc mọi người bán hàng trên mạng xã hội.
Người phát ngôn của TikTok Indonesia đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Ngày 25/9, người phát ngôn cho biết chính phủ nên xem xét “sinh kế của hơn sáu triệu” người bán hàng địa phương đang hoạt động trên TikTok Shop.
Công ty cho biết ứng dụng của họ có 325 triệu người dùng Đông Nam Á hoạt động hàng tháng và 125 triệu trong số đó ở Indonesia.
Có thể bạn quan tâm:
1,4 tỉ dân cũng không lấp đầy được số căn hộ trống hiện tại ở Trung Quốc?
Nguồn Reuters