Những ngày này, tôi có chút luyến tiếc Hà Nội cũ, những cảnh ẩm thực đường phố của người Việt thời xưa. Khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội năm 1986, địa điểm ăn uống yêu thích của tôi là ở góc phố Lý Thượng Kiệt và Phan Chu Trinh. Hồi ấy, khu vực quanh Lý Thường Kiệt ít xe hơn, ít khói hơn.
Cũng có khói, nhưng không phải từ ống xả xe máy, mà từ hàng thịt nướng ven đường. Mùi thơm của thịt nướng, tiếng còi xe inh ỏi khiến việc ăn uống trong những con ngõ Hà Nội trở thành thú tiêu khiển rất hay ho.
Hôm nay, là một câu chuyện khác. Người Việt và du khách thích đến Bún Chả Hương Liên, nơi cựu Tổng thống Barack Obama từng đến hơn. Tôi nghĩ quán bún ở Lý Thượng Kiệt ngon hơn nhiều, không chỉ về hương vị mà cả giá cũng mềm hơn. Nhưng lần cuối tôi đến Hà Nội, quán này không còn ở đó nữa. Hàng xóm nói bà chủ đã về Hải Phòng.
Mức sống ở Hà Nội giờ khá cao, và ăn uống trong thành phố ngày nay cũng có dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giá cũng cao hơn nhiều. Đã qua rồi những ngày mà một tô phở có giá chỉ 5-7 THB (4.000-5.000 đồng). Giờ phở lên tới 70-75 THB (hơn 50.000 đồng).
Ẩm thực chỉ thay đổi chút thôi, chứ nền kinh tế Việt Nam đã đi xa lắm rồi.
Kinh tế Việt Nam tràn đầy những tín hiệu lạc quan. Là một người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để cải cách sâu rộng hơn nữa, đảm bảo rằng những thay đổi mới trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ có tác động tích cực đến Việt Nam.
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam rất ấn tượng. Vào năm 1986, GNP bình quân đầu người chỉ nhỉnh hơn 100 USD (khoảng 3.000 THB). Bây giờ, con số đó đã đạt 2.545 USD và sẽ còn tăng hơn nữa.
Việt Nam có mạng lưới các hiệp định thương mại tự do lớn hàng đầu thế giới, tổng cộng 17 FTA. Mới đây nhất là với Liên minh châu Âu. Ngược lại, Thái Lan, cho đến nay mới chỉ ký 6 hiệp ước và hiện đang đàm phán với EU. Không nghi ngờ gì về việc các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền và Việt Nam để tận dụng tư cách thành viên CPTPP cũng như các hiệp ước khác.
Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, xuất khẩu sang Mỹ tăng 33%. Hàn Quốc đã chọn Việt Nam là nơi an toàn nhất cho đầu tư ở nước ngoài. Năm ngoái, Seoul đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào Việt Nam.
Thái Lan chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Asean, Việt Nam đã sẵn sàng để chuẩn bị cho vai trò này. Việt Nam đã xây dựng chương trình nghị sự của ASEAN 2020 với chủ đề “ASEAN Gắn kết và Thích ứng (Cohesive and Responsive)”. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, đặc biệt là trong hội nhập và phát triển.
Việt Nam đã sẵn sàng thể hiện bản thân với chức chủ tịch ASEAN sau hơn 30 năm cải cách. Cùng với chức chủ tịch ASEAN, năm tới, Việt Nam cũng sẽ đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ 2020-2021.
Tác giả Kavi Chongkittavorn là một nhà báo kỳ cựu về các vấn đề khu vực ASEAN.
theo Bangkok Post