Trong thời đại của các loài khủng long, một họ cây được biết đến với cái tên xicat (Cycad) đâm chồi nảy nở khắp Trái đất. Những loài cây giống dương xỉ này để lại vết tích trên những mảnh hóa thạch từ Alaska tới Nam Cực, nhưng dường như các hậu duệ của chúng chỉ có thể phát triển tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Thay đổi khí hậu khiến một loài cây hồi sinh sau 60 triệu năm ở Anh  - Ảnh 1.

Các loài cây xicat đã từng “chia sẻ” nơi ở với các loài khủng long.

Bây giờ, chính vì bầu khí quyển đang bị nóng lên do những hoạt động công nghiệp của loài người mà các cây xicat này đang phát triển trở lại. Lần đầu tiên trong xấp xỉ 60 triệu năm, chúng đã có thể tạo ra cả các cây đực và cái tại Anh quốc. Đây là kết quả khá là tuyệt vời – nếu như đây không phải là một “tác dụng phụ” của việc nóng lên toàn cầu đang đe dọa hàng triệu người trên thế giới.

Các quả nón được tạo ra bởi loài cây Cycas revoluta, vốn đang được nuôi trồng tại vườn thực vật học Ventnor ở cù lao Wight, một hòn đảo với nhiệt độ trung bình cao hơn các vùng khác của nước Anh.

Thay đổi khí hậu khiến một loài cây hồi sinh sau 60 triệu năm ở Anh  - Ảnh 2.

Giống cây Cycas Revolta.

Xicat thường được tìm thấy ở trong các khu vườn trong nhà ở các vĩ độ cao hơn, nhưng các cây ở vườn Ventnor lại được giữ ở bên ngoài – nơi có nhiệt độ quá lạnh để chúng có thể tạo ra các quả nón để phát triển lại. Một quả nón đực được phát hiện vào mùa hè 2012, nhưng nó vẫn luôn độc thân kể từ đó tới giờ.

“Đây là lần đầu tiên quả nón cái được sinh ra ngay trên Anh quốc”, vườn Ventnor thông báo trên trang blog của mình vào tháng này. “Điều này cho chúng tôi một cơ hội để sử dụng phấn nhằm tái tạo lại các hạt lần đầu tiên trong vòng 60 triệu năm”.

Trong các thập kỉ qua, khi nhiệt độ trung bình dần tăng lên, các cây xicat ở vườn dường như đã tập trung năng lượng để tạo ra các quả nón. Các cây được “bồi dưỡng” bởi các lượt sóng nhiệt ở Châu Âu vào mùa hè này, kích thích tăng trưởng của các bộ phận sinh thực.

Xicat trong môi trường tự nhiên của chúng thường được thụ phấn bằng bọ, nhưng các người làm vườn tại Ventnor sẽ cố chăm bón các hạt bằng tay để có thể trồng nên các thế hệ cây mới trên các cù lao tại Anh quốc kể từ kỉ Kainozoi.

Trong khi các thí nghiệm này sẽ khá là hấp dẫn đối với các người yêu thực vật, người đứng đầu Ventnor Chris Kidd cảnh báo về việc bỏ qua các mối nguy hiểm khác.

Thay đổi khí hậu khiến một loài cây hồi sinh sau 60 triệu năm ở Anh  - Ảnh 3.

Vườn thực vật Ventnor đang được phát triển tại cù lao Wight.

“Tuy đây là một tin cực tốt cho những nhà làm vườn tại đây”, Kidd trả lời CNN. “Nhưng tổng thể thì ta có thể thấy khí hậu đang thay đổi một cách quá nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vây, nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới các nền nông nghiệp và làm vườn khác trên một diện rộng”.

Theo VICE