Vụ đánh bom bất thường

Gần 1.000 khách mời đang say sưa trong tiếng nhạc trong một khán phòng được trang hoàng lộng lấy. Thiệp mời đám cưới của họ có dòng chữ: Chúng tôi kỷ niệm ngày cưới với một thế giới hy vọng và mong ước. Đó là những gì diễn ra trong một lễ cưới ở thủ đô Kabul, Afghanistan.

Một khoảnh khắc sau đó, kẻ đánh bom tự sát bước vào khu vực dành riêng cho nam giới trong hôn trường. Hắn kích nổ quả bom mang trên người và biến nó trở thành một vụ tắm máu. Hàng chục người thiệt mạng, máu ở khắp nơi. Các thành viên trong ban nhạc tử vong ngay trên sân khấu. Không khí hoan hỉ vui mừng đột ngột chìm trong những tiếng rên rỉ và than khóc sau một tiếng nổ lớn.

Ngay cả ở Afghanistan, nơi hàng chục người bị giết mỗi ngày bởi một cuộc chiến kéo dài, vụ đánh bom đám cưới vẫn được coi là thảm sát. Nó diễn ra vào tối 17/8 theo giờ địa phương, cướp đi mạng sống của 63 người và khiến gần 200 người khác bị thương với những vết sẹo sẽ ám ảnh họ suốt phần đời còn lại.

Đám cưới biến thành đại tang của 63 người, thiên đường và địa ngục cách nhau đúng 1 khoảnh khắc - Ảnh 1.

Hiện trường vụ đánh bom sau khi được dọn dẹp.

Vụ tấn công xảy ra ở thời điểm nhạy cảm, khi Mỹ đang hoàn tất đàm phán với Taliban để rút hoàn toàn khỏi Afghanistan sau 18 năm.

Lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công. Theo chúng, kẻ đánh bom là một người Pakistan. Sự việc ngay lập tức nhắc nhở người dân Afghanistan và cả thế giới về mớ hỗn độn mà người Mỹ chuẩn bị bỏ lại phía sau.

Đánh bom, có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào đông người tại Afghanistan. Những buổi hòa nhạc hay thậm chí là những nhà hàng đều có thể trở thành mục tiêu tấn công. Người dân cũng thường tranh tập trung đông người để không gặp phải những rủi ro không cần thiết.

Tuy nhiên, đám cưới thường là ngoại lệ. Đây là dịp mà người Afghanistan có thể nhảy múa, vui cười mà không cần cảm thấy lo sợ. Dù vậy, vụ khủng bố tối 17/8 đã khiến mọi thứ trở nên đảo lộn. Cô dâu và chú rẻ, nhân vật chính của buổi lễ, may mắn thoát chết nhưng phần đời còn lại của họ sẽ khó yên bình khi chứng kiến sự ra đi của người thân, họ hàng trong chính hôn lễ của mình.

Chú rể Mirwais Alami nói trong đau xót: “Như thế này thì tôi thà chết còn hơn. Chân tôi không thể đứng vững khi đến dự những đám tang này. Ngay cả khi người ta xé tôi thành từng mảnh và đưa tới từng gia đình có người thân thiệt mạng, trái tim họ cũng không thể bình yên”.

Đám cưới chạy Taliban

IS không còn là đồng minh của Taliban, thế lực chống đối chính ở Afghanistan. Những phần tử cực đoan của IS thường tấn công các mục tiêu như nhà thời hồi giáo, phong tập thể dục hay trường học nhằm mục tiêu chia rẽ sâu sắc hơn nữa về tôn giáo ở Afghanistan, điều đến Taliban cũng không làm.

Trước khi rút quân, Mỹ muốn Taliban đảm bảo rằng lực lượng này sẽ không hỗ trợ các nhóm khủng bố quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, các quan chức Afghanistan lo ngại nếu Mỹ đồng ý rút 14.000 quân còn lại mà không có một giai đoạn chuyển tiếp để kiểm tra độ chân thành của Taliban với các nhóm khủng bố, trong đó có IS.

“Cuộc chiến đã biến vùng đấy này trở thành một cối xay thịt với không nơi nào được cho là an toàn. Người dân nơi đây không sống mà ngày qua ngày phải giành giật sự sống”, Shaharzad Akbar, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Afghanistan, cho hay.

Đám cưới biến thành đại tang của 63 người, thiên đường và địa ngục cách nhau đúng 1 khoảnh khắc - Ảnh 2.

Tang lễ những nạn nhân xấu số.

Trở lại câu chuyện của cặp đôi khốn khổ, họ đều là con trong những gia đình lao động bình thương. Chú rể 25 tuổi trong khi cô dâu mới 18. Họ đính hôn 7 tháng trước và gia đình chú rể đã phải chi 14.000 USD, bao gồm tiền tiết kiệm và tiền vay mượn, để tổ chức cho đám cưới.

Đáng lẽ, đám cưới này chỉ diễn ra 2 năm sau. Tuy nhiên, gia đình chú rẻ lo lắng về sự bất ổn khi người Mỹ rút quân nên đã đề nghị nhà cô dâu tổ chức cưới sớm. Dẫu vậy, vận may đã không mỉm cười với họ. Vụ đánh bom đã khiến hạnh phúc trở thành thứ gì đó xa xỉ với cặp đôi trẻ, những người đã tính toán rất kỹ để có một thời điểm kết hôn “hợp lý”.

Vụ đánh bom cũng làm dấy lên những nghi ngờ từ người dân Afghanistan. Người ta cho rằng Mỹ vội vã rút quân chỉ vì những toan tính của ông Trump trong cuộc đua nhiệm kỳ thứ 2 chứ không phải do những điều kiện trên thực địa. Mỹ rời đi có thể sẽ khiến một cuộc nội chiến toàn diện bùng lên ở Afghanistan với sự trở lại của Taliban trong vai trò những kẻ chiến thắng.

Những ngày này, nỗi sợ đang bao trùm mọi mặt đời sống của người Afghanistan.

Thảm cảnh người ở lại

“Tôi đã phải chôn nhưng thi thể cả ngày lẫn đêm”, Mohammed Hamid, một người họ hàng của chú rể, nói sau vụ khủng bố đẫm máu. Một phần trong số thức ăn mà họ hàng chuẩn bị cho đám cưới giờ được chuyển đến gia đình người hàng xóm chú rể để làm cỗ đám ma.

Đây là gia đình Najib, bạn thân của anh trai chú rể. Anh ta là một trong những thiệt mạng khi đi dự đám cưới. Khi thi thể ông được đưa về nhà, người vợ lên cơn đau tim và ra đi ngay bên cạnh xác chồng. “Tôi thấy có lỗi vì mời cậu ấy tới dự đám cưới. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ rất vui”. Basir, anh trai chú rể, nói trong đau xót.

Đám cưới biến thành đại tang của 63 người, thiên đường và địa ngục cách nhau đúng 1 khoảnh khắc - Ảnh 3.

Những ngôi mộ nằm sát cạnh nhau.

Có 20 đám tang trong cộng đồng dân cư nhỏ mà gia đình cô dâu sống. Những người đàn ông mang vũ khí đứng rải rác trên đường để đảm bảo an toàn cho tang lễ của những người thiệt mạng. Họ lo sợ một vụ đánh bom tự sát khác có thể xảy ra trong chính lễ tang những người xấu số.

Tiếng than khóc tiễn những người quá cố tới nghĩa trang, nơi những ngôi mộ được đào sát cạnh nhau. Chúng chẳng khác nào những ngôi mộ tập thể. Tang lễ kết thúc, người ta lại tiếp tục đi tìm kiếm thông tin của những người mất tích. Em gái ruột cô dâu là một trong số đó. Gia đình đang tới các bệnh viện với hy vọng con gái họ nằm trong số những người bị thương.

theo Ny Times